call Hotline : 0944.226.114

Kinh nghiệm chọn hàng phụ kiện từ nhựa ABS hoặc Composite

Người ta thường nói "người mua nhầm chứ người bán ko bao giờ nhầm" để nói về việc mua bán, trao đổi sản phẩm trên thương trường. Hiện nay, thị trường phụ kiện xe ô tô tại việt nam hầu như không có ai kiểm soát cả về chất lượng, kiểu dáng và giá cả nên mới xảy ra tình trạng hàng mới nguyên mới đem về gắn lên xe, 2 ngày sau đã nứt, bong tróc keo, sơn và buồn hơn nữa các "Thượng Đế" chẳng biết làm gì hơn ngoài ngồi chơi, xơi nước chờ... bảo hành (Thực tế là chỉ được, trét puty lên rồi sơn phết lại là xong). Vậy đâu là mẩu chốt của vấn đề. Phải chăng là lỗi cố ý bán hàng dỏm, kém chất lượng của người bán hay do thiếu am hiểu, vấn đề về tài chánh của người mua cũng có thể là do hệ thống nhà cung cấp... Vậy để chọn được hàng theo tinh thần Ngon - Bổ - Rẻ, mình xin lưu ý một số điểm như sau: 
 
Khi mua hàng phụ kiện như body kits, body lips, canopy, sport lids từ nhựa ABS và composite các bạn nên kiểm tra bề mặt của sản phẩm, nhìn nghiêng rất dễ thấy sản phẩm bị default (gồ ghề), mặt chà không láng, trơn min, và độ phẳng tổng thể của sản phẩm đặc biệt là ngay các góc, cạnh rất dễ nhận thấy. Chúng ta (Tốt nhất) nên mua hàng chưa sơn, vì lúc đó sẽ thấy rất rõ lỗi. Giống như xài máy tính vậy, chúng ta ko cần biết cài windows, chỉ cần biết nhận biết và sửa các lỗi thông thường, bạn sẽ là dân IT Pro ngay. Chọn hàng phụ kiện từ nhựa và composite cũng vậy, các bạn lưu ý các lỗi sau đây:
 

I/ Lỗi default (mặt ko phẳng như đã đề cập) lỗi này sẽ rất tốn công sức đánh, trét bột để lấy mặt phẳng (giá thành, công sẽ đội lên cao). Nhựa ABS sẽ dễ dàng bị cong vênh sau vài tháng sử dụng theo điều kiện thời tiết Việt Nam. 

 

II/ Lỗi Nổ phôi, hoặc bọt khí (air bubble): Trong quá trình đúc, sản phẩm luôn tiềm ẩn nhiều lỗi do khuôn cong vênh, lỗi kỹ thuật đúc...trong đó nguy cơ lớn nhất là sản phẩm chứa bọt khí bên trong, đa số là ngay dưới lớp keo phủ bề mặt. Khi sản phẩm hoàn thành, sản phẩm sẽ được chà láng và sơn phủ lớp keo bên ngoài nên nhà sản xuất dễ dàng che các khuyết điểm của sản phẩm nhưng chỉ sau 1 vài tháng sử dụng (đặc biệt là sản phẩm từ Composite) các lỗ bọt khí sẽ bị nổ, kéo theo sự bong, tróc sơn và rất khó khắc phục. Cách kiểm tra thì hơi khó, đặc biệt là sản phẩm đã sơn. Sản phẩm phôi thì mình chỉ cần gõ nhẹ lên bề mặt sản phẩm, chỗ nào có bọt khí, kết cấu sẽ rất mỏng sẽ có âm thanh như mình thảy hòn bi lên sàn lót gạch (Âm thanh không đều) còn nếu bạn là nhà phân phối, hãy mạnh tay test bằng cách gõ mạnh một chút, chỗ nào có bọt khí sẽ lún và bể ngay trên bề mặt. 

 

III/ Lỗi phôi dày: Lỗi này dễ nhận thấy nhất khi cầm sản phẩm trên tay, bề mặt nhựa hoặc phôi sợi thủy tinh, thậm chí là kim loại bạn cũng sẽ nhận ra lớp phôi dày mỏng phủ trên bề mặt lúc cầm trên tay. Để chắc chắn hãy hỏi nhà cung cấp về độ dày của lớp phôi (top coat) này (theo tiêu chuẩn chỉ cần 1 - 1.5mm). Điều gì xảy ra với lỗi này? Bạn quan sát tường nhà mình đi. Nếu bạn sơn nước, người ta phải trét matix lót, rồi mới sơn. Nếu matix quá dày, sơn ko đều sẽ xảy ra tình trạng nứt...chân chim. Phụ kiện nhựa cũng vậy. 

 

 

Hãy chú ý tới các điểm "nhạy cảm" của kết cấu nhựa như:

 

Các góc L, góc V các góc này rất dễ bị rạn nứt, hoặc nứt chân chim vì các góc này phôi thường dày gấp đôi.

 

Khu vực lắp bản lề: Đây là điểm yếu nhất của các sản phẩm có bề mặt lớn như sport lids, canopy... các bản lề thường chịu lực kéo, đè của toàn bộ cửa, nắp lids nên dễ bị bong, nứt, gãy hoặc trũng xuống so với bề mặt chung.

 

Các góc và cạnh bên ngoài của sản phẩm: có thể ko phải là vấn đề quá lớn để đánh giá tuổi thọ của sản phẩm nhưng bạn ráp một sản phẩm (ốp lườn) có bề mặt lồi lõm, góc cạnh ko sắc sảo thì độ tự tin của bạn cũng giảm đi rất nhiều. 

 

Thân chúc các ban, ACE chọn được sản phẩm như ý cho mình và tự tin phân phối lại cho bạn bè, đối tác của mình.




0      0      0      0      0      0